Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Xử lý vụ gây rối an ninh trật tự ở Bình Dương (Tổng hợp tin HOT 14/5)

Xử lý vụ gây rối an ninh trật tự ở Bình Dương (Tổng hợp tin HOT 14/5)


Thứ Tư, ngày 14/05/2014 20:15 PM (GMT+7)
Xử lý vụ gây rối an ninh trật tự ở Bình Dương; Tình hình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981; Thổ Nhĩ Kỳ: Nổ mỏ than, hơn 200 người thiệt mạng; Phản đối hành động của TQ trên Biển Đông; Đại sứ Jordan bị bắt cóc ở Libya được trả tự do, là những tin đáng chú ý nhất trong ngày.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày


Xử lý vụ gây rối an ninh trật tự ở Bình Dương: Từ tối qua (13/5), dư luận trên cả nước đã bày tỏ sự không đồng tình với những hành động quá khích của một nhóm người trong các cuộc tuần hành của công nhân ở Bình Dương phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. (Xem video)
Tình hình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981: Ngày 13/5, Trung Quốc đã sử dụng 86 tàu làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép, xâm phạm của giàn khoan Hải Dương-981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Xem video)
Thổ Nhĩ Kỳ: Nổ mỏ than, hơn 200 người thiệt mạng: Một vụ nổ mỏ than nghiêm trọng xảy ra ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/5 đã khiến hơn 200 thợ mỏ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. (Xem video)
Phản đối hành động của TQ trên Biển Đông: Từ nhiều nơi trên thế giới, những người Việt xa quê hương cùng nhiều bạn bè quốc tế của mình tiếp tục bày tỏ sự phản đối trước hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. (Xem video)
Đại sứ Jordan bị bắt cóc ở Libya được trả tự do: Đại sứ Jordan tại Libya Fawaz al-Etan đã được một số đối tượng chưa rõ danh tính trả tự do sau một tháng bị bắt cóc ở Thủ đô Tripoli của Libya. (Xem video)
Tổng hợp từ VTVhttp://hcm.24h.com.vn/su-kien-trong-ngay/xu-ly-vu-gay-roi-an-ninh-trat-tu-o-binh-duong-tong-hop-tin-hot-14-5-c433a630163.html

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối

Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối

Thứ Năm, ngày 03/04/2014 05:35 AM (GMT+7)
Khi chúng tôi hỏi, sau lần đó, cô giáo có qua suối bằng túi nilon nữa không? Cô Minh cười: “Em đi 15 lần rồi anh ơi”.Cô chia sẻ: “Lần thứ nhất, thứ hai còn sợ, nhưng giờ em thấy nó cũng bình thường”.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Vượt qua chặng đường khó nhọc, chắc chắn những người ít công tác miền núi khó tưởng tượng ra được, phóng viên Thái Anh (quê gốc Hà Nội) chốc chốc lại xuýt xoa: “Em không thể tưởng tượng được đường đi lại khó khăn đến thế”.
Tận mắt thấy điểm trường Sam Lang 2
Ngồi sau xe, anh Nguyễn Trọng Hải, giám đốc Bưu điện Mường Nhé, bưu tá kỳ cựu, tôi có điều kiện đến điểm trường Sam Lang 2 đầu tiên. Điểm trường Sam Lang 2 là 2 túp lều tạm bợ (gọi là túp lều không sai) đứng cạnh nhau, hàng rào đơn giản.
Túp lều bên phải được ngăn đôi, một bên lớp học ghép của các em, một bên phòng của thầy giáo. Túp lều bên trái là điểm trường Mầm non cũng chia làm đôi. Một bên lớp học cho trẻ mầm non. Không tường, không vách mà được làm bằng cây nứa đập dập xếp vào nhau, cho đỡ trống huơ trống hoác. Bức tường nứa đó cũng chỉ cao quá thắt lưng người lớn. Mái nhà được lợp bằng lá cọ nhưng có lẽ vẫn dột nên được căng bạt phía trên.
Nếu không hỏi khó nhận ra đây là điểm trường có cả mầm non và tiểu học của khu vực có 88 hộ dân. Chúng tôi đặt chân xuống Sam Lang,  vừa hỏi cô giáo Minh, trong túp lều thấp, cô giáo Minh bước ra. Chân đi đất. Cô giáo ngượng ngùng thanh minh: “Mấy hôm trước trời mưa, em đi vận động học sinh đi học, em bỏ lại dép ở dưới bản”.
Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối - 1
Cổng điểm trường Sam Lang 2 (ảnh Thái Anh)

Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối - 2
Lớp mẫu giáo và phòng ở của cô giáo Tòng Thị Minh (ảnh Hồng Chuyên)

Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối - 3
Điểm trường Sam Lang 2 (ảnh Hồng Chuyên)
Và cứ chân đất như vậy, cô giáo chạy ra chạy vào tiếp chúng tôi. Khi chúng tôi muốn chụp ảnh, cô vội vàng mượn được đôi dép nam để xỏ tạm.
6 tháng cắm bản, chui túi nilon qua suối... 15 lần
Qua câu chuyện, được biết cô giáo Tòng Thị Minh sinh năm 1991, người dân tộc Thái, sinh ra lớn lên ở lòng chảo Điện Biên Phủ. Gia cảnh khó khăn, lại là chị cả của 2 em, từ nhỏ Minh đã phải phụ mẹ nuôi các em.
Lẽ ra cô sẽ bỏ học từ năm lớp 9 và sẽ lấy chồng như bao bạn bè xung quanh. Nhưng bởi vì “bướng”, cô giáo cười: “Em bướng, em nghĩ không có chữ, không có học thì đời mình vẫn chỉ có thế. Em cương quyết nộp đơn đi học”.
Ngày Minh đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên ngành mầm non, mẹ Minh đã khóc rất nhiều vì sợ không thể lo được cho con tiền ăn học.... Nghĩ lại cảnh trước đây của mình, cô rơm rớm nước mắt.
Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối - 4
Cô giáo Tòng Thị Minh đang nói chuyện với PV Infonet trong phòng học mầm non (ảnh Thái Anh)
Khi được hỏi về video clip, khuôn mặt cô sáng hẳn lên. Cô giáo kể: “Hôm đó là buổi đầu tiên em đến nhận trường. Trước đó, ngày ra trường, em dạy ở Nà Bủng, tháng 9/2013, vừa rồi em được phân công về Sam Lang”.
Hôm đó, đi nhận trường nhận lớp, cô giáo Minh đã đi bộ từ Nà Hỳ vào. Trời mưa, nước suối Nậm Pồ dâng cao, cầu bị cuốn trôi. Cô giáo Minh không biết phải qua suối bằng cách nào. Đúng lúc đó, có 2 anh thanh niên bản hỏi: “Cô giáo đã có túi nilon chưa”. Cô giáo Minh ngơ ngác hỏi lại: “Túi nilon để làm gì ạ”. Người thanh niên bản trả lời: “Để đựng cô giáo vào đó, tôi kéo qua suối”.
Cô Minh tâm sự, cũng rất lạ, cũng sợ hãi nhưng không còn cách nào khác, cô đành làm theo. Ngồi trong túi nilon cô sợ quá nhắm chặt 2 mắt. Thấy mình chao đảo, cảm giác khó thở. Đến khi mọi người hô: “Đến nơi rồi” cô mới dám mở mắt.
Thấy lạ và để ghi lại những ngày đầu lập nghiệp của mình, cô Minh đã dùng điện thoại quay lại. Nó bắt nguồn từ mong muốn “giữ làm kỷ niệm”, có lẽ tưởng rằng nó sẽ chỉ là kỷ niệm.
Minh kể, có nhà báo cũng đã một lần xin cô đoạn video này nhưng không biết vì lý do gì cô đã không cho. Đến đầu tháng 3 vừa rồi, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ thực hiện chương trình “Tháng 3 biên giới” và tình cờ cô đã được cả nước biết đến nhờ clip này.
Khi chúng tôi hỏi, sau lần đó, cô giáo có qua suối bằng túi nilon nữa không? Cô Minh cười: “Em đi 15 lần rồi anh ơi”.Cô chia sẻ: “Lần thứ nhất, thứ 2 còn sợ, nhưng giờ em thấy nó cũng bình thường”. Như để giải thích lý do, cô Minh cho biết, mỗi tuần cô phải vào Trung tâm xã Nà Hỳ (Nậm Pồ, Điện Biên) một lần để báo cáo và họp nên vẫn phải đi lại qua con suối đó.
Gặp cô giáo 15 lần chui túi nilon qua suối - 5
Cô giáo Tòng Thị Minh cho phóng viên xem điện thoại và videoclip qua suối bằng túi nilon (ảnh Thái Anh)
Trong lán lụp xụp tạm bợ của thầy giáo dạy tiểu học Bùi Văn Trinh (người chứng kiến cô Minh chui túi nilon qua suối), có 2 anh lính biên phòng và một số giáo viên cắm bản đang ngồi nói chuyện vui vẻ.
Chúng tôi hỏi: “Các anh có phải khênh xe máy qua suối như clip của cô Minh không?”. Các anh đồng thanh trả lời: “Có chứ”. Một anh lính biên phòng (không muốn nếu tên): “Chính tôi bị hỏng một xe vì khênh qua suối đấy”.
Họ còn giải thích cho tôi, khi 4 người cùng khênh xe máy nặng hơn nên chân có thể chạm xuống cát, đá để đẩy xe đi. Họ cũng khẳng định, vạn bất đắc dĩ phải đi như vậy, chứ không còn cách nào khác.
Qua tìm hiểu được biết, con đường vào Sam Lang là con đường độc đạo. Với địa hình đồi núi, rừng rú, có suối bao quanh, ngoài con đường này, họ không có con đường nào khác để đi, nếu không muốn vượt suối và băng rừng trong điều kiện nguy hiểm hơn.
Video: Qua suối bằng túi nilon. Nguồn VTV:http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/gap-co-giao-15-lan-chui-tui-nilon-qua-suoi-c46a620499.html
 

Xe khách lật nhào trên cao tốc, 13 người nhập viện

 

Xe khách lật nhào trên cao tốc, 13 người nhập viện

Thứ Ba, ngày 08/04/2014 09:19 AM (GMT+7)
Vừa xuất phát rời thành phố Đà Lạt khoảng hơn 20km, một xe khách chất lượng cao đã lật nhào trên đường cao tốc khiến 13 người nhập viện.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào khoảng gần 0h rạng sáng nay (8/4) trên đường cao tốc Liên Khương – Prenn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Thời điểm trên, xe khách giường nằm của Công ty Phương Trang chở khách lưu thông hướng Đà Lạt - TP.HCM, đến đoạn cua gần cuối đường cao tốc, bất ngờ lao lên dải phân cách, tông gãy cột đèn đường rồi lật nhào.
Xe khách lật nhào trên cao tốc, 13 người nhập viện - 1
Hiện trường vụ lật xe
Tại hiện trường, xe khách bị hư hỏng nặng, biến dạng phần đầu, đuôi, cửa kính vỡ nát. 13 hành khách đi trên chuyến xe bị thương, phải chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cấp cứu.
Sau khi xảy ra tai nạn, ngành chức năng đã huy động 3 xe chuyên dụng đến cứu hộ, nhưng phải đến sáng nay mới giải tỏa xong hiện trường.
Xe khách lật nhào trên cao tốc, 13 người nhập viện - 2
Chiếc xe khách bị hư hỏng nặng.
Được biết, trong khoảng thời gian này, cách vị trí xe khách bị nạn khoảng hơn 100m còn có một chiếc xe 7 chỗ cũng bị tông vào sườn đồi.

Lốc xoáy kinh hoàng, hàng trăm mái nhà bị cuốn phăng

Lốc xoáy kinh hoàng, hàng trăm mái nhà bị cuốn phăng


Thứ Ba, ngày 08/04/2014 06:51 AM (GMT+7)
Chiều tối ngày 7/4, trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) có mưa và kèm theo một trận lốc xoáy kinh hoàng.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày


Chỉ trong tích tắc, trận lốc xoáy đã “cày” nát các thôn, xóm ở xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Trận lốc xoáy dữ tợn này xuất hiện tầm vào khoảng 18h30 chiều 7/4 và đã làm tốc mái, hư hỏng trên 300 ngôi nhà, cây cối bị gãy đổ hàng loạt. Đặc biệt, có 2 người bị thương do lốc xoáy.
Lốc xoáy kinh hoàng, hàng trăm mái nhà bị cuốn phăng - 1
Lốc xoáy đã làm tốc mái, hư hỏng trên 300 ngôi nhà
UBND huyện Sơn Hà cho biết, ngay sau khi xảy ra lốc xoáy, UBND huyện Sơn Hà đã chỉ đạo xã Sơn Linh huy động ngay lực lượng giúp dân khắc phục nhà cửa bị tốc mái, hư hỏng để ổn định lại cuộc sống. Huyện Sơn Hà cũng đang thống kê thiệt hại do trận lốc xoáy “lạ” này gây ra.http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/loc-xoay-kinh-hoang-hang-tram-mai-nha-bi-cuon-phang-c46a621922.html

Võ Hoàng Uyên

Rò điện từ cột đèn, bé 8 tuổi bị điện giật tử vong


Rò điện từ cột đèn, bé 8 tuổi bị điện giật tử vong
Đèn chiếu sáng rò điện xuống mái tôn của kiot rồi sang cột sắt. Ảnh minh họa

Rò điện từ cột đèn, bé 8 tuổi bị điện giật tử vong

Thứ Hai, ngày 07/04/2014 19:33 PM (GMT+7)
Nô đùa và đu lên cây cột sắt chống mái hiên của một kiot ở chợ, một cháu bé 8 tuổi bị điện giật tử vong.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Ngày 6/4, công an huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, cháu Phan Lê Anh Kiệt (8 tuổi, ngụ xã Châu Pha, huyện Tân Thành) bị điện giật tử vong do điện từ cột đèn chiếu sáng rò rỉ.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ ngày 5/4, cháu Kiệt nô đùa và đu lên cây cột sắt chống mái hiên của kiot Ngọc Tân (khu vực chợ xã Châu Pha). Ngay lập tức cháu Kiệt bị điện giật dẫn tới tử vong.
Qua khám nghiệm hiện trường của Phòng Kỹ thuật Hình sự công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phát hiện cột sắt chống mái hiên bị nhiễm điện. Nguyên nhân cột sắt này nhiễm điện được xác định do điện từ cột đèn chiếu sáng kế bên hông kiot nhiễm xuống mái tôn của kiot rồi từ đó truyền sang cột sắt. Khi cháu Kiệt đu lên cột sắt đã bị điện giật dẫn đến tử vong.
Được biết sau khi vụ việc xảy ra, công ty cổ phần dịch vụ đô thị huyện Tân Thành và UBND xã Châu Pha đã hỗ trợ cho gia đình cháu Kiệt số tiền 15 triệu đồng.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TRANH ĐÁ

Người thổi hồn vào tranh đá
Cập nhật lúc 15:29, Thứ Năm, 06/02/2014 (GMT+7)
Đến Thiền viện Vạn Hạnh (phường 8 - Đà Lạt), du khách không những được chiêm ngưỡng những công trình độc đáo như pho tượng “Niêm hoa vi tiếu” có một không hai ở nước ta, hay bức tượng phật được làm bằng gỗ gõ đỏ lớn nhất Việt Nam có trọng lượng hơn 10 tấn. Đến đây, du khách còn được chiêm ngưỡng những bức tranh bằng đá thạch anh được chế tác từ đôi bàn tay khéo léo của thượng tọa Thích Viên Thanh - trụ trì Thiền viện Vạn Hạnh.
 
Thượng tọa Thích Viên Thanh bên những bức tranh đá thạch anh mà ông đã chế tác
Thượng tọa Thích Viên Thanh bên những bức tranh đá thạch anh mà ông đã chế tác
 
Ẩn phía sau hậu viện của Thiền viện Vạn Hạnh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và bị cuốn hút về những bức tranh được làm từ đá thạch anh treo trang trọng trong một căn phòng rộng. Trước mắt chúng tôi là gần 100 bức tranh được làm bằng đá thạch anh với đủ những kích cỡ khác nhau, mỗi bức tranh là một vẻ đẹp riêng, một thông điệp riêng với nhiều nội dung khác nhau thể hiện muôn mặt của cuộc sống thường ngày được thượng tọa Thích Viên Thanh cảm nhận qua những cái nhìn tinh tế. Thượng tọa cho biết: “Tôi đã có ý tưởng làm tranh bằng đá thạch anh từ lâu nhưng vì bận nhiều công việc nên đến năm 2008 tôi mới bắt đầu làm. Mỗi bức tranh là một thông điệp về cuộc sống hay triết lý sống của nhà phật”.
 
Nổi bật trong gần 100 bức tranh đá thạch anh của ngài trụ trì Thiền viện Vạn Hạnh là gần chục tấm bản đồ hình đất nước Việt Nam được cách điệu bằng nhiều hình tượng khác nhau được thể hiện rất sinh động mang tính nghệ thuật cao. Thượng tọa Thích Viên Thanh còn cho biết, đá để chế tác nên những bức tranh được thượng tọa lấy từ Quảng Nam - một vùng đất nổi tiếng có đá thạch anh đẹp. Từ trước đến nay, chúng ta đã biết việc chế tác những bức tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng việc làm tranh bằng đá thạch anh quả là hiếm và không nhiều người làm được. Công việc này bên cạnh việc phải có năng khiếu về cảm nhận nghệ thuật mà còn cần sự cầu kỳ, tỷ mỷ, trên hết là phải có sự sáng tạo để tạo nên những bức tranh có hồn. Được mục sở thị những bức tranh bằng đá thạch anh này, chúng ta mới cảm nhận hết được tâm huyết của thượng tọa Thích Viên Thanh để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị.
 
Tại vùng đất Đà Lạt, thượng tọa Thích Viên Thanh là người đi tiên phong trong việc chế tác những bức tranh bằng nguyên liệu đá thạch anh. Ẩn sâu trong những bức tranh là những triết lý sống sâu sắc mà thượng tọa Thích Viên Thanh đã thổi hồn vào những bức tranh đá để tạo nên những giá trị nghệ thuật thể hiện tính chân thiện mỹ đạt đến một trình độ cao. Mỗi bức tranh không chỉ là những triết lý sống mà còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo đi vào lòng người bằng những ý tưởng sâu sắc và trong sáng của tác giả. Nhiều du khách khi đến Thiền viện Vạn Hạnh khi ghé qua phòng tranh bằng đá thạch anh cũng phải say mê chiêm ngưỡng và trầm trồ thán phục những bức tranh được ra đời từ những ý tưởng độc đáo và qua bàn tay chế tác khéo léo mà tác giả đã thai nghén từ sâu trong ý tưởng. Tranh đá thạch anh của thượng tọa Thích Viên Thanh đi vào lòng người bằng những nét rất riêng biệt không lẫn với bất cứ loại hình nghệ thuật nào. Nó tạo ra những cảm giác đặc biệt cho người xem về sự cảm nhận và trí tưởng tượng.
 
Ngày nay, Thiền viện Vạn Hạnh là một trong những nơi thu hút được nhiều du khách khi đến Đà Lạt và những bức tranh bằng đá thạch anh của thượng tọa Thích Viên Thanh tại đây tô điểm thêm cho thiền viện những điều kỳ thú, độc đáo khiến du khách khi xa Đà Lạt phải thổn thức mong một lần quay lại. Đó còn là việc làm đưa hình ảnh của Đà Lạt đẹp về nhiều mặt đến với du khách thập phương. Tạm biệt thượng tọa Thích Viên Thanh, chúng tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật mới tiếp tục được ra đời từ ý tưởng sáng tạo riêng và qua đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện của vị thượng tọa đáng kính này.
 
Lê Khắc Niên

ĐÓN NHẬN BẰNG:UNESCO"VINH DANH NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ

Đón nhận bằng UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ
Cập nhật lúc 15:24, Thứ Năm, 13/02/2014 (GMT+7)
Tối 11/2, tại Hội trường Thống Nhất, Bộ VH-TT-DL và UBND TPHCM tổ chức trọng thể lễ đón nhận bằng UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, trao bằng vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam,
trao bằng vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ
 
Được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, đờn ca tài tử Nam bộ là loại hình nghệ thuật xuất xứ từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, chữ “tài tử” ở đây có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc, chứ không có nghĩa là nghiệp dư. Đờn ca tài tử được du nhập vào miền Nam do 3 nhạc sư gốc Trung bộ: Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi - Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn (thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị (biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo nên với mục đích chỉ để phục vụ nghe chơi với nhau giữa một số người trong một hoàn cảnh nhất định. Dần dà thu hút thêm những đối tượng khác cùng tham gia và không gian cũng mở rộng hơn; lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện hình thức ca cùng với đờn nên gọi là đờn ca. Bài bản tài tử dựa trên các bài có sẵn của ca Huế rồi cải biên, sáng tác ra nhiều loại bài bản mang âm hưởng quê hương hoặc dựa theo các tác phẩm, tích truyện phổ thông thời bấy giờ - là loại nhạc “tâm tấu” (tâm tình của người xa xứ), mang tính ngẫu hứng sáng tạo. Nhạc cụ dùng trong đờn ca tài tử gồm: đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn tỳ bà, đờn tam (hoặc đờn sến, đờn độc huyền). Vào khoảng năm 1930 có thêm cây guitare phím lõm, violon, guitare hawaii được cải biên đưa vào nhạc tài tử. Theo truyền thống, ít khi nhạc công độc tấu mà thường là song tấu, tam tấu, hòa tấu. Đến đầu thế kỷ 20, nhạc tài tử rẽ nhánh thành một dòng nhạc mới với dấu mốc ban đầu là ca ra bộ và sau đó là cải lương. Bén rễ ở vùng đất phương Nam hơn một thế kỷ qua, đờn ca tài tử trở thành loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, không ngừng phát triển trở thành sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân… Số liệu kiểm kê cho thấy, hiện có 2.258 CLB đờn ca tài tử tại 21 tỉnh, thành trong cả nước với gần 14.000 người tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử, người nhỏ nhất 6 tuổi, lớn nhất 99 tuổi. Riêng tại TPHCM có 97 CLB đờn ca tài tử với 1.133 thành viên tham gia sinh hoạt, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 36 - 50 tuổi. 
 
Phát biểu tại buổi lễ vinh danh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việc UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam bộ, của người Việt Nam mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống của Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới”. 
 
Biểu diễn đờn ca tài tử tại lễ vinh danh
Biểu diễn đờn ca tài tử tại lễ vinh danh
 
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, đã công bố quyết định của UNESCO ghi danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trao bằng công nhận cho Bộ VH-TT-DL và đại diện 21 tỉnh thành. Bộ VH-TT-DL cũng công bố Chương trình hành động quốc gia nhằm kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay, góp sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân, nghệ nhân đã có những công trình, sản phẩm, thực hiện công tác truyền dạy góp phần phát triển hoạt động đờn ca tài tử trong nhiều năm qua.
 
TS (Theo SGGP

LÂM ĐỒNG- ĐẶC SẮC NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Lâm Đồng – Đặc sắc những giá trị văn hoá truyền thống
Vùng đất Lâm Đồng còn lưu  giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Trong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, nổi tiếng nhất là khu di tích Cát Tiên. Trong lịch sử,  Cát Tiên là đường biên giới của các nền văn hóa, một đường biên giới không biến động với những di tích cư trú của con người từ thời đại Đồng Thau cách đây gần 4000 năm, với những làng cổ rèn khuôn đúc đồng, dệt vải, với đền tháp và mộ tháp uy nghiêm của một nền văn hóa đặc thù nằm trong dòng chảy của văn hóa Đồng Nai, văn hóa óc Eo, văn hóa Phù Nam.
Một góc Khu di tích Cát Tiên
Văn hoá nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt, văn hoá các dân tộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc, phong phú, đa dạng biểu hiện trong những dụng cụ sinh hoạt, kiến trúc dân gian, trang phục, ẩm thực; trong nghề rèn, nghề dệt; trong tín ngưỡng, phong tục, lễ hội văn hóa dân gian, âm nhạc dân gian...
Nổi bật trong hệ thống những di sản văn hoá truyền thống ở Lâm Đồng là những ngôi nhà dài của các dân tộc thiểu số, đây không chỉ là nơi sinh sống của các thành viên trong một gia đình, mà còn là nơi lưu giữ, trưng bày những bộ chiêng - ché cổ quý giá, được đồng bào trân trọng, giữ gìn như "vật thiêng", "tài sản có giá trị". Các nghề thủ công như: đan lát, kim hoàn, rèn sắt..., đặc biệt nghề dệt thổ cẩm rất đa dạng, độc đáo, gây ấn tượng bởi cách phối màu và đường nét hoa văn. Và rượu cần, một thức uống gắn bó từ lâu đời với người dân bản địa nơi đây, không còn nằm trong khuôn khổ là một thức uống bình thường, mà đã trở thành phương thức ứng xử văn hóa độc đáo đặc trưng nhất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (nhất là trong dịp lễ hội). Rượu cần - một nghệ thuật ẩm thực đã trở thành yếu tố văn hóa đặc sắc trong truyền thống văn hóa Lâm Đồng.
Lễ hội của các dân tộc bản địa Lâm Đồng được gắn liền với chu trình canh tác cây lúa (kể cả lúa nương và lúa nước) bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch. Mùa lễ hội có nhiều tiểu lễ nhưng quan trọng và quy mô hơn cả là lễ mừng lúa mới (người Mạ và người Kơ Ho có lễ Nhô R'He, người Chu Ru có lễ Nhum Hơma). Không chỉ thế, đồng bào còn có những lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng (lễ cúng thần rừng, thần nước...), hay là những phong tục, tập quán của cộng đồng và cá nhân (lễ ăn trâu kết nghĩa, ăn trâu mừng thọ cha mẹ...). Lễ hội chính là dịp để cư dân bản địa thực hành tín ngưỡng truyền thống, - tín ngưỡng đa thần. Trong những lễ hội truyền thống, biểu trưng đậm nét nhất là sự cộng cảm giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với tập thể, tạo nên tính cộng đồng của cư dân bản địa. Mối quan hệ cộng đồng ấy được hình thành trên cơ sở tự nguyện, thân ái, thủy chung, bình đẳng và được ràng buộc bởi phong tục, tập quán, nên tính bền vững rất cao.
Văn học dân gian, điểm nổi bật trong văn hóa tinh thần của các dân tộc bản địa Lâm Đồng, được đánh giá là đa dạng về thể loại (huyền thoại, cổ tích, hài, ngụ ngôn, văn vần...), phong phú về nội dung. Đây không chỉ là những câu chuyện, khúc ngâm phản ánh "thế giới quan, nhân sinh quan" của đồng bào, mà còn có thể tìm thấy trong đó lịch sử phát triển của xã hội tộc người. Bên cạnh văn học dân gian, phải kể đến âm nhạc dân gian. Các dân tộc bản địa dùng nhiều loại nhạc cụ có chất liệu khác nhau với những phương thức chế tác độc đáo. Đặc tính âm nhạc của các loại nhạc cụ phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng của từng nghệ nhân. Sự đơn điệu trong làn điệu (hát kể, hát đối đáp, tự sự, giao duyên) được bù đắp bằng sự duyên dáng, biểu cảm, gần gũi trong ca từ, trong hơi thở của tiếng chiêng, tiếng kèn bầu... cùng nét uyển chuyển của từng điệu múa. Chính âm nhạc dân gian đã góp phần làm phong phú văn hóa tinh thần của người dân tộc bản địa ở Lâm Đồng

LÂM ĐỒNG LẠC BƯỚC GIỮA PHỐ HOA ĐÀ LẠT

Lâm Đồng:  Lạc bước giữa phố hoa Đà Lạt
Tuy rằng Đà Lạt là một phần của tỉnh Lâm Đồng, nhưng nói đến Lâm Đồng thì phải nói riêng về Đà Lạt bởi Đà Lạt là một địa danh đặc biệt nổi tiếng, thu hút sự chú ý của mọi người dân trong nước và quốc tế.
Là một thành phố trẻ trên cao nguyên mát lạnh của vùng đất Nam Tây Nguyên, một chốn đi về làm ấm lòng lữ khách phương xa mỗi lúc dừng chân và một "tiểu Paris" của người Việt Nam..., Đà Lạt đã trở thành điểm hẹn của biết bao du khách.
Có lẽ không có nơi nào ở trên đất nước ta và cả vùng Đông Nam á lại có được một khí hậu tuyệt với như Đà Lạt với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 20 độ C. Do nằm trọn trên cao nguyên Langbiang có rừng thông đặc chủng bao bọc dày đặc nên dù những năm gần đây khi thời tiết diễn biến bất thường thì nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt vẫn không dao động lớn, nhiệt độ lúc cao nhất cũng chỉ ở 29 độ C. Đà Lạt lại có được sự chăm chút của bàn tay con người làm nên hơn 2000 ngôi biệt thự góp phần làm nên một thành phố đầy hương sắc.
 
 
Từ trước đến nay, có nhiều cách lý giải về tên gọi Đà Lạt, nhưng thuyết phục nhất, có cơ sở nhất vẫn là từ 1 tên gọi mang tính dân tộc học. Khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến cao nguyên, khu vực mà họ tiếp xúc đầu tiên là những cư dân Lạch sống quanh khu vực thung lũng hồ Xuân Hương ngày nay - những bộ lạc đã chọn khu rừng thưa trên cao nguyên Langbiang làm nơi cư trú. Khi tiếp xúc, các cư dân đã bật lên từ "Đạ Lạch" (Đạ là nước, dịch ra tức sông suối của người Lạch) và từ đó đã được người Pháp dùng 1 cách thông dụng.
Những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho lập một đề án xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng và những người có mặt đầu tiên đã chọn tên cho thành phố từ một câu châm ngôn cho gần với các thành phố châu Âu xuất phát từ gốc Latinh : DAT ALLIS LAETITUM ALLIS TEMPERRIEM (dịch ra: Cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành). Khi lấy 5 chữ cái của 5 từ trên ghép lại cũng ra chữ Dalat. Nhưng giả thuyết này không được nhiều người chấp nhận mà chỉ là sự thi vị hóa cái tên Đà Lạt cho gần với mục đích, khai sinh ra thành phố này là để tìm một nơi cho các quan chức Pháp nghỉ ngơi vào mùa hè.
Độ chênh lệch của các bề mặt cao nguyên xếp tầng gây nên những "bước hụt" của các dòng sông, con suối mỗi khi chúng chuyển từ bề mặt cao hơn xuống bề mặt thấp hơn tạo nên xung quanh Đà Lạt hàng trăm thác nước. Nổi tiếng có thác Dambri, thác Cam Ly, Prenn... Bên cạnh đó, Đà Lạt còn có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo như Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Tuyền Lâm... bao quanh các hồ là những rừng thông nối tiếp nhau. Thông cũng là một nét đặc trưng của Đà Lạt và có sức hấp dẫn đặc biệt. Có thể gọi Đà Lạt là thành phố của rừng thông.
Nói đến Đà Lạt không thể không nói đến hoa. Khí hậu và đất đai Đà Lạt rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển các loài hoa cũng như các loài rau xanh. Có loại hoa truyền thống cao nguyên, có loại hoa gốc từ Pháp, Hà Lan đã thuần chủng, có nhiều loài hoa lai tạo với vô vàn màu sắc. Riêng hoa hồng, Đà Lạt đã có trên 20 loại. Có những loại hoa, không thể nhìn thấy ở nơi đâu ngoài Đà Lạt, ấy là các giống hoa phong lan: Tứ diện xích lan, Hoàng phi hạc, Hoàng thảo mặt trúc. Hàng trăm loại phong lan quý hiếm đã đưa thành phố Đà Lạt vào hàng ngũ những thành phố Hoa Lan nổi tiếng thế giới. Đà Lạt có mai anh đào bản địa - nó là sự giao thoa, hôn phối của mai và đào, bông hoa kết cánh như mai nhưng có màu hồng thắm của đào. Phượng tím nguồn gốc từ Nam Mỹ - hoa nở vào cuối đông và tím suốt mùa xuân. Đà Lạt có pensée từ Pháp đưa sang hồi đầu thế kỷ - tuổi mực tím gọi pensée là hoa học trò, họ nhặt hoa ép vào tập vở ghi lưu bút ngày xanh. Đà Lạt là xứ sở của hồng, của lan: hồng phấn, hồng chàm, hồng luân vũ, hồng trắng, hồng vàng, hồng nhung... rồi vệ hài, hồng lan, bạch lan, hoàng lan, thủy tiên, lọng điểm, gấm đất... Đà Lạt có mimosa - lá hoa màu xám trắng như có cả sương mù và thác bạc làm chàng nhạc sĩ đất phương Nam phải ngập ngừng chất vấn: "Mimisa, từ đâu em tới đất này ? Đà Lạt đồi núi chập chùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông..."
Một nét đặc biệt khác để in đậm dáng dấp của thành phố Đà Lạt trong tâm cảm mỗi người chính là những ngôi nhà kiểu phố lô nhô, cao thấp, bên cạnh những con đường dốc sương giăng mỗi sớm mai; kiến trúc những ngôi biệt thự, dinh thự kiểu Pháp xưa, hay nhà ga xe lửa độc đáo có đường ray răng cưa… Từ sau bước chân đầu tiên của bác sĩ Yersin đến vùng đất hoang sơ của người Lạt - vào ngày 21/6/1893, lần lượt những đồ án quy hoạch Đà Lạt được ra đời, phê duyệt và thực thi, góp phần làm nên bộ mặt cảnh quan đô thị của thành phố này theo dòng thời gian và lịch sử. Khái niệm "thành phố trong rừng" hay "rừng trong thành phố" - là một thực thể sáng tạo độc đáo về quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên rất hiện đại và mang bản sắc riêng của Đà Lạt. 
Lâm Đồng – hùng vĩ, thơ mộng và và tràn ngập yêu thương đang chờ đón bạn!http://maxreading.com/sach-hay/qua-mien-van-hoa/lam-dong-37520.html

VĂN HÓA ĐÀ LẠT


Văn hóa Đà Lạt
Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá ở đây cũng rất được chú ý về sự phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại.
Văn hoá của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng dân cư ở châu thổ sông Hồng, vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
Đà Lạt là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú mà các giới nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội, văn học - nghệ thuật luôn đeo đuổi tìm hiểu và sáng tác.

Quá trình hình thành và phát triển Đà Lạt cũng là quá trình hình thành truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Lạt.
Với hoàn cảnh khốn khó và điều kiện khắc nghiệt, muốn tồn tại, đoàn người làm phu "tứ cố vô thân" từ bốn phương qui tụ về đây phải thương yêu đùm bọc nhau, gắn bó sống chết không rời để tạo nên sức mạnh đoàn kết đấu tranh. Chẳng những đấu tranh với thiên nhiên mà phải đấu tranh với quân thù một cách quyết liệt, chống lại sự áp bức bóc lột để giành quyền sống vốn có của con người .

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ ĐẠ RÒN



NGÀY
TUẦN
THÁNG
CÔNG VIỆC
-Buổi sáng 7h00 mở cửa,vệ sinh phòng, máy tính
-7h15 đón tiếp người dân
  +Bố trí chỗ ngồi
  +Nắm thông tin người sử dụng
  +Hướng dẫn người dân truy cập máy
 +Quan sát theo dõi và cập nhật lượt bạn đọc,và các đối tượng bạn đọc
  +10h45 thông báo hết giờ
Tắt máy
11h nghỉ
 
 
 
Thứ 2đến thứ 7
-Thống kê lượt bạn đọc
-Báo cáo vào ngày 28 hàng tháng
- Thống kê lượt bạn đọc mới
- Thống kê lượt bạn đoc quay lại
-Mức độ hài lòng
   + Ưu điểm
   + Hạn chế
 
1/Hỗ trợ người dân sử dụng máy tính và truy cập
Internet công cộng
 
 
 
-Mở lớp đào tạo chiều thứ 7
- Từ 16h đến 18h
-Phân loại từng đối tượng để đào tạo
+ Học sinh
+ Thanh niên
+ Nông dân
2/Đào tạo người sử dung máy tính
 
 
 
 
 
 
Nắm bắt nhu cầu đặc điểm của địa phương
Nắm bắt nhu cầu thông tin
Bước 1 : Nắm bắt nhu cầu đặc điểm của địa phương
Bước 2 : Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập,dự định thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng sản phẩm
Bước 3:Thu tập, sưu tầm số hóa tài liệu theo chủ đề đã được xác định
Bước 4 :Biên mục, sử dụng công cụ biên muc,của một phần mềm chuyên dùng cho bộ sưu tập số
Bước 5 : Điều chỉnh bộ sưu tập số.Hoàn chỉnh bằng bổ sung các chức năng khác
Bước 6 : Đưa vào khai thác, có thể trích xuất toàn bộ sưu tập thành dạng ngoại tuyến (offline) với một số phần mềm
3/Xây dựng bộ sưu tập số địa phương

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

NGƯỜI DÂN SẼ ĐƯỢC TRUY CẬP INTERNET MIỄN PHÍ

Người dân sẽ được truy cập Internet miễn phí Ngày cập nhật: 27/11/2013

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son cùng bà Deborah Jacobs, giám đốc Thư viện toàn cầu BMGF, tham quan điểm truy cập máy tính và Internet miễn phí tại Thư viện tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Phan Thành
 
Theo đó, 16 tỉnh được triển khai dự án đợt này gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Mỗi điểm thư viện tỉnh sẽ được trang bị 40 máy tính, thư viện huyện 10 máy tính, thư viện xã và bưu điện văn hóa xã 5 máy tính.
PHAN THÀNH
Theo tuoitre.vn
http://www.bmgf-mic.vn/BMGF/DocumentDetail.aspx?docId=1472

VĂN HÓA XÃ NGÔI NHÀ CỦA CỘNG ĐỒNG

Bưu điện văn hóa xã Đạ Ròn là chi nhánh của huyện Đơn Dương
Hoạt động ở đây chủ yếu là khách hàng đến sử dụng các dịch vụ gửi thư  từ,công văn
chuyển phát nhanh EMS,VIỆT NAM POST nhận gửi bưu kiện ,bưu phẩm,bán tem cho người sử dụng.Phục vụ đọc sách báo miễn phí.Qua đó, người dân có thể tìm kiếm thông tin để áp dụng trong việc sản xuất chăn nuôi .Phòng và trị bệnh..............vv
Ngoài ra,ở đây còn có dịch vụ " Triển khai thí điểm thu BHXH,BHYT tự nguyện qua hệ thống Bưu Điện.Thời gian từ 01/01/2014 đến 01/06/2014.sáu tháng một lần,tiếp đó là từ01/07/2014 đến30/12/2014
Ngoài các dịch vụ truyền thống bưu điện văn hóa xã Đạ Ròn còn tiếp nhận dự án BMGF do nhà tài trợ quỹ BILL&MELINDA GATER.Đưa vào sử dụng để phục vụ cho người dân nơi đây,
Nhờ đó,nên việc người dân ghé điểm văn hóa xã ngày một đông hơn.Các em học sinh đến sử dụng dịch vụ để tìm kiếm thông tin vể học tập,giải trí sau những buổi học mệt mỏi.người dân tìm kiếm thông tin về lao động sản xuất.Ngày nay, xã hội càng phát triển nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao,nên việc sử dụng máy tính đối với người dân thật sự rất cần thiết về,nâng cao trình độ dân trí và văn hóa tinh thần cho người dân
.Chúng tôi thật sự cám ơn dự án đã tạo mọi điều kiện để người dân nơi đây phát triển tầm nhìn trong tương lai....

BỘ SƯU TẬP CHÈ Ở LÂM ĐỒNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1/Giới Thiệu Chung
a,Lịch sử cây chè ở Bảo Lâm,Bảo Lộc Lâm Đồng
2/Kỹ Thuật Canh Tác
-Kỹ Thuật Trồng chè
-Thu Hoạch Chế Biến
-Tài Liệu:100
Ngôn Ngữ:Tiếng Việt
-Kinh Phí:2.000.000-
-Nhân sự;1-2 người
-Thời Gian:1-2 tháng

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Thư Viện tỉnh Lâm Đồng,cán bộ của dự án''NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIÊT NAM''

Ngày 24/12/2014,tại Thư Viện tỉnh Lâm Đồng,cán bộ của dự án''NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIÊT NAM''.Đã hướng dẫn cho hơn hai mươi học viên,là cán bộ tại Thư Viện công cộng và BĐVHX trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
,thông qua khóa đào tạo ,cán bộ BĐVH .Trong hai ngày,24/2-27/2/2014,các học viên được tiếp cận chuyên sâu về vấn đề truyền thông vận động với các nội dung như lập kế hoạch quan hệ công chúng,các bước xây dựng thông điệp chia sẻ khả năng viết bài tuyên truyền biết về chương trình đào tạo người được tài trợ bởi quỷ bill&melindagates một tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ

Cây Chè Ở Lâm Đồng

Bộ Sưu Tập Số Cây Chè

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

THÔNG ĐIỆP

Vì tương lai con em huyện nhà,các cấp lãnh đạo huyện.Hãy chung tay góp sức cho ThưViện huyện góp phần nâng cao tốc độ truy nhập internet,để đáp ứng nhu cầu truy tìm thông tin vào mùa thi sắp tới được tốt hơn. Nhưng đường truyền còn yếu vì kinh phí chưa được đủ